Cách bạn tiêu tiền tiết lộ manh mối về tương lai | Trảng Bom Land.

29/09/2021 (0) Nhận xét

 

Người đời vẫn nói, cách bạn tiêu tiền thể hiện bạn là ai. Điều này hoàn toàn đúng.

Cách bạn tiêu tiền tiết lộ manh mối về tương lai.


Có một bài trắc nghiệm tính cách mang tên "Big 5", đánh giá 5 khía cạnh là tự chủ, hòa đồng, nhạy cảm, hướng ngoại và cởi mở. Qua bài trắc nghiệm này, bạn sẽ biết về thói quen lãng phí tiền bạc, mức độ "vung tay quá trán" và khi nào việc lãng phí xảy ra.

Lãng phí tiền bạc, hay bất cứ thứ gì khác, đều rất nguy hiểm. Tiền không phải là tất cả, nhưng lãng phí đồng nghĩa với đánh mất thứ mình đang có. Điều này cho thấy khả năng đánh giá của bạn đang gặp vấn đề, từ đó có thể dẫn tới nhiều mất mát hơn.

Bẫy nợ cũng tương tự như vậy. Bạn mắc nợ một lần thì sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba… Nếu phải đánh giá tốc độ chi tiêu, bạn nghĩ cái nào sẽ hết nhanh hơn: 1.000 USD có sẵn trong túi hay 1.000 USD đi vay? Đáp án là khoản nợ 1.000 USD, bởi đây là tiền của người khác, không phải do bạn làm ra.
Cách tiêu tiền

Tại sao nên trả hết nợ trước?



Đa số đều có tâm lý: "Đừng sợ tiêu tiền; hãy nghĩ đến số tiền mà bạn có thể kiếm thêm". Tuy nhiên, điều khôn ngoan nhất bạn cần làm trả hết mọi nợ nần trước. Ngoài ra, nếu bạn thực sự mắc nợ, hãy tìm cách cắt giảm chi tiêu của mình.

Nhiều người quan niệm rằng "nợ chỉ là một hình thức tín dụng". Điều này có thể đúng, có thể không, tùy vào tính cách mỗi người. Có người cho rằng đó là một thách thức phải vượt qua, nhưng ít người hướng nội nghĩ vậy.

Đã từ rất lâu, con người đã nhận ra một sự thật: người giàu thì càng giàu lên, còn người nghèo thì càng nghèo đi. Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty - tác giả cuốn sách "Kinh Tế Học Về Bất Bình Đẳng" - cũng đồng tình với quan điểm này. Ông viết: "Tiền đến với những người giàu có và rời khỏi những người nghèo khổ".

Vậy người như thế nào thì dễ nghèo?


Một nghiên cứu đã chỉ ra, có những tính cách nhất định dễ khiến con người trở nên nghèo túng và lãng phí tiền bạc.

Ai dễ lãng phí tiền bạc: Người hướng ngoại hay người hướng nội?


Một nghiên cứu cho thấy, những người hướng ngoại nhưng thiếu tự tin, hoặc cố tình khoe khoang, sẽ dễ trở nên nghèo túng, thậm chí là phá sản. Kiểu người này càng nghèo lại càng muốn tiêu tiền.

Hãy thử tưởng tượng một người hướng ngoại sở hữu rất nhiều tiền. Anh ta thường có xu hướng nói: "Công việc đang ăn nên làm ra nên tôi cảm thấy rất vui vẻ. Bữa này cứ để tôi thanh toán. Tôi bao tất!".

Đây là tâm lý hết sức bình thường, ngay cả người hướng nội cũng sẽ làm vậy khi có tiền. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: khi hết sạch tiền, bạn sẽ ngừng tiêu vì chẳng còn gì mà tiêu. Bạn sẽ bắt đầu tiết kiệm lại và hạn chế tiêu tiền. Thế nhưng, người hướng ngoại lại ít khi như vậy.

Những người hướng ngoại thích thể hiện thường nghĩ: nếu mình ngừng hào phóng với mọi người, họ sẽ nhận ra mình đang hết tiền. Điều này khiến họ sợ hãi - sợ bị bỏ rơi và cô độc.

Vì thế, càng không kiếm được tiền, những người hướng ngoại càng có xu hướng tỏ ra mình là người có tiền. Khi giàu, họ hào phóng với mọi người; nhưng khi nghèo, họ lại càng hào phóng với mọi người hơn. Cuối cùng, họ chẳng còn lại đồng nào và phá sản.

Bằng chứng từ nghiên cứu khoa học.


Năm ngoái, ĐH London đã tiến hành một khảo sát nhỏ về thói quen lãng phí tiền bạc của mọi người. Họ chọn ra 718 tình nguyện viên, thu thập dữ liệu về thu nhập, nợ nần và hành vi chi tiêu của những người này trong vòng 1 năm.

Các tình nguyện viên sẽ được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là mức độ an toàn và ổn định, còn 5 là mức độ khoe khoang, tiêu tiền như nước.

Chẳng hạn, người nằm ở mức 1 sẽ tìm và mua những món đồ thực tế có giá tiền thấp. Trong khi đó, người ở mức 5 sẽ đi du lịch nước ngoài, mua các bức họa xa xỉ hoặc gia nhập các CLB dành riêng cho giới thượng lưu.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ liên hệ giữa kết quả trắc nghiệm tính cách Big 5 với thói quen chi tiêu của nhóm tình nguyện viên. Họ nhận thấy, những người hướng ngoại nhưng nghèo thường chi tiêu ở mức 5, thậm chí còn hơn cả những người hướng ngoại nhưng giàu.

Như vậy, người hướng ngoại càng kiếm ít tiền càng thích mua sắm để thể hiện mình. Họ muốn chứng tỏ mình là người giàu có nên lãng phí tiền bạc cho những thứ phù phiếm, xa xỉ.

Cẩn trọng trước các doanh nhân hướng ngoại



Với những doanh nhân hướng ngoại, khi việc kinh doanh gặp trục trặc, họ sẽ bắt đầu chi nhiều tiền hơn. Khi nhìn thấy khoản thâm hụt trong quyết toán của một công ty, bạn sẽ nghĩ ngay đến chuyện bán khống cổ phiếu. Tương tự, nếu gặp một chủ doanh nghiệp hướng ngoại, bạn chỉ cần nhìn vào tình hình kinh doanh của công ty để biết mình nên làm gì.

Nếu gặp một người hướng ngoại nhưng thích thể hiện, khi anh ta cạn sạch tiền, đó chính là một lời cảnh báo.

Còn người hướng nội thì sao? Nghiên cứu chỉ ra, một người hướng nội kiếm được ít tiền hơn sẽ không bao giờ chi tiêu ở mức 5. Nếu không có tiền, người hướng nội sẽ tìm cách dành dụm thêm, từ đó tránh được nguy cơ bị phá sản.

Người hướng ngoại giàu có và người hướng ngoại nghèo túng.


Đến lúc này, bạn sẽ nghĩ rằng mọi thứ phụ thuộc vào số tiền người hướng ngoại kiếm được. Chẳng hạn, những người hướng ngoại giàu sẽ có xu hướng lãng phí tiền bạc khi trở nên nghèo túng; người hướng ngoại nhưng kiếm được ít tiền sẽ chăm tiết kiệm hơn vì họ  vốn đã chẳng có đồng nào từ đầu.

Tuy nhiên, ĐH London đã điều tra và phát hiện rằng quan niệm này không hề đúng. Kết quả cho thấy, kể cả khi kiếm được ít tiền, người hướng ngoại cũng có xu hướng chi tiêu khá xa xỉ, trong khi người hướng nội thì không.


Như vậy, mối liên hệ giữa tính cách và thói quen lãng phí thực sự có tồn tại. Tuy cùng nghèo nhưng người hướng ngoại và người hướng nội có xu hướng bù đắp cảm xúc khác nhau.

Người hướng nội thường bù đắp sự nghèo túng của mình bằng cách tiết kiệm hoặc khiêm tốn. Họ chỉ chú ý đến bản thân, không để tâm xem người ngoài nghĩ gì về mình.

Ngược lại, người hướng ngoại thường hướng ra thế giới bên ngoài, cố gắng bù đắp sự nghèo túng của mình bằng cách thể hiện và khoe khoang. Thay vì ngẫm lại chính mình và kiếm đủ tiền để thỏa mãn bản thân, họ lại tìm cách thay đổi những người xung quanh và mua đồ xa xỉ.

(Theo WP)

Nhận xét

Đăng nhận xét

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok