Thừa kế tài sản bất động sản phát sinh khi nào? Luật quy định về thừa kế bất động sản ra sao?
27/10/2021 ( 0) Nhận xétXin chào Quý Anh Chị nhà đầu tư, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến Quý Anh Chị một số quyền cơ bản của người sử dụng đất, trong đó có cái quyền là quyền thừa kế, mà mình thấy rất nhiều gia đình phải khổ sở để sử lý cái việc này, thì mình sẽ chia sẻ kĩ để các Anh Chị hiểu rõ và sử lý tốt.
Về quyền cơ bản của người sử dụng đất thì chúng ta có những quyền chung sau đây: Đó là quyền chuyển đổi, quyền chuyển nhượng, quyền tặng cho, quyền thừa kế, quyền góp vốn, cho thuê và cho thuê lại, quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
Thứ nhất, quyền chuyển đổi là như thế nào? Chuyển đổi có phải mua bán không mấy Anh Chị? Chuyển đổi thực chất là mua bán, tuy nhiên người ta không dùng tiền để mua bán mà người ta đổi 2 thửa đất cho nhau. VD như có hai người cùng làm nông nghiệp, một ông ở xã A nhưng ruộng ổng lại ở xã B, còn một ông ở xã B nhưng ruộng lại ở xã A, hai ổng mới thấy đi lại bất tiện, cho nên quyết định đổi đất cho nhau, thì trường hợp đổi đất này người ta gọi là chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Tiếp tục là quyền chuyển nhượng, thì cái này diễn ra hằng ngày.
Quyền tặng - cho, là Anh Chị có quyền sử dụng đất chúng ta có thể tặng cho bất kỳ người nào được không mấy Anh Chị? VD như tôi có căn nhà, tôi cho cái bà hàng xóm được không ạ? Được chứ sao không được, quyền của tôi. Tuy nhiên luật quy định thế này, nếu việc tặng – cho diễn ra giữa những người có quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân là sẽ được miễn thuế. Như vậy tôi tặng cho bà hàng xóm thì bà hàng xóm phải nộp thuế, thuế gì Anh Chị? Thuế thu nhập cá nhân từ quà tặng hoặc trúng số, thuế này giống như trúng số nha Anh Chị, lấy tổng thu nhập trừ 10 triệu X 10%, tức là thuế thu nhập cá nhân cho cái việc tặng - cho này, người ta tính là 10% trên thu nhập tính thuế. Còn về việc tặng cho giữa những người cùng huyết thống ở đây là ai các Anh Chị, là bố mẹ tặng cho con, Anh Chị em tặng cho nhau, vợ chồng cho tặng nhau thì đấy là những cái mối quan hệ cùng huyết thống.
Rồi tiếp tục, về thừa kế, thì việc thừa kế ngoài quy định trong luật đất đai thì thừa kế còn quy định trong luật dân sự nữa, thì vấn đề thừa kế là vấn đề rất là phức tạp.
Thừa kế phát sinh khi nào? Thừa kế phát sinh khi có sự kiện chết xảy ra, tức là một người chết mà có tài sản là tài sản này phải để lại thừa kế.
Như vậy thì luật quy định về thừa kế ra sao? Luật quy định thì có thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đầu tiên thì thừa kế theo di chúc, khi một người chết đi thì người ta xem người này có để lại di chúc hay không. Di chúc sẽ được ưu tiên, như vậy thì trước khi chết sẽ phải để lại tờ giấy, tờ giấy đó gọi là di chúc, và trong nội dung di chúc sẽ chỉ định ai là người hưởng di sản. Cũng có trường hợp trong di chúc, cái người hưởng di sản không liên quan gì đến gia đình có tài sản gì hết. Anh Chị nghĩ như vậy có được không, cũng tương tự như cho tặng.
Thì sau khi xem qua cái di chúc rồi thì sẽ chuyển sang chia theo cái luật. Thì hiện nay luật quy định là có 3 hàng thừa kế: Hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba.
Hàng thừa kế thứ nhất là (vợ - chồng – cha – mẹ - con) của người chết. Đó là hàng thừa kế thứ nhất. Sau khi xem qua hết hàng thừa kế thứ nhất rồi thì sẽ lọt qua hàng thừa kế thứ hai. Hàng thừa kế thứ hai bao gồm (Anh – Chị - Em) của người chết.Hàng thừa kế thứ ba bao gồm (Cô – dì – chú – bác – ông bà nội ngoại) của người chết.
Thì đó là 3 hàng thừa kế đó các Anh Chị, sau khi loại hàng thừa kế thứ nhất, rồi hàng thừa kế thứ 2 không còn nữa, hàng thừa kế thứ 3 không còn nữa, rồi thì thế nào các Anh Chị. Tài sản thừa kế là ai nữa ạ? Thừa kế sẽ do nhà nước quản lý, thì đây là quy định về thừa kế. Cái việc thừa kế là hết sức phức tạp, có nhiều việc thừa kế mà tài sản giá trị lớn là nó diễn ra trong nhiều năm trời.
Mình lấy VD như có nhiều vụ thừa kế nó diễn ra 20 năm, 30 năm mà vẫn chưa giải quyết hết, phức tạp như vậy đó các Anh Chị, và khi mà tranh chấp xảy ra thì nó dẫn tới một hệ luỵ khác đó là những người trong cùng hàng thừa kế này họ không nhìn mặt nhau nữa, con cháu cô bác gì là không nhìn mặt nhau nữa, bởi vì tranh chấp rồi mà.
Vừa rồi tôi có tham gia một cái vụ khá là đau đầu, của một cái vị người ta làm công chức lớn ở trong uỷ ban, có một cái nhà bự mặt tiền đường Lê Lợi quận 1, cái nhà này nếu bán theo giá thị trường thì giá ít nhất là 120 tỷ, tuy nhiên những thành viên trong gia đình này có 3, 4 anh em người ta không có đồng ý để chia tài sản với nhau, mà người ta tranh chấp.
Và lý do tranh chấp là khi người bố người ta chết thì người bố này làm 2, 3 cái di chúc, mà mỗi cái di chúc là những người hưởng khác nhau, giá trị hưởng khác nhau hết, cho nên là mấy người con không đồng ý, họ mới tranh chấp và khởi kiện ra toà, và sau khi toà xử có kết quả rồi, biết ai thắng ai thua rồi thì chuyển qua thi hành án, thi hành án như thế nào các Anh Chị? Là đấu giá, vì phải đấu giá ra tiền mới chia được.
Mà như Anh Chị biết đó, thì khi đấu giá, mấy ông đấu giá cũng đâu có vừa, sau khi đấu giá kết quả như thế nào các Anh Chị biết không? Tài sản được đấu giá chỉ có 92 tỷ, 92 tỷ thôi ạ.
Cuối cùng thiệt hại là ai? Tất cả những người thừa kế, thì đây là cái câu chuyện thực tế, thực tế nó xảy ra như vậy. Cho nên nếu gặp trường hợp như thế này thì bản thân chúng ta và gia đình chúng ta nên đồng thuận và tìm cách để chia, đừng nên đấu giá, chúng ta nên lưu ý nha.
Quyền kế tiếp là quyền góp vốn tiền sử dụng đất, thì là sao?
Tức là Anh Chị hùn hạp mở doanh nghiệp, hùn hạp làm ăn, thì luật quy định là phải góp tiền mặt vào công ty đó, tuy nhiên nếu chúng ta không có tiền mặt mà chúng ta có nhà hoặc là quyền sử dụng đất gì đó, chúng ta chuyển qua, chúng ta chuyển vào công ty. Thì cái trường hợp này nó giống như cái cách ta chuyển từ tài sản cá nhân sang tổ chức là công ty.
Cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất, thì cái này nó rất là bình thường, cũng giống như Anh Chị có miếng đất rồi Anh Chị cho thuê thôi. Và nếu trong cái hợp đồng cho thuê mà có được phép cho thuê lại, thì chúng ta sẽ được quyền cho thuê lại.
Quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất là cái việc mà các Anh Chị đi vay, vay ngân hàng hoặc là vay bên ngoài, chúng ta dùng cái tài sản này để thế chấp thì cái tài sản này dùng để đảm bảo việc sẽ trả nợ cho cái khoản vay đó, thì gọi là thế chấp.
Thì đó là những quyền cơ bản của việc sử dụng đất, trong thực tế các Anh Chị có thể sẽ gặp những trường hợp khác phức hơn, và nếu cần hỗ trợ thì hãy liên hệ đội ngũ tư vấn của Trảng Bom Land, công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên tư vấn, am hiểu về bất động sản sẽ luôn đồng hành cùng các Anh Chị.
Chúc Quý Anh Chị nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực bất động sản!
Nhận xét
Đăng nhận xét